7 cách phân loại khớp cắn thường gặp trong nha khoa

7 cách phân loại khớp cắn thường gặp trong nha khoa

Phân loại khớp cắn đúng sẽ giúp bạn xác định sớm được tình trạng răng miệng của mình. Từ đó đưa ra được phương pháp điều chỉnh phù hợp, giúp sớm lấy lại được khớp cắn chuẩn, nụ cười tự tin và gương mặt hài hòa. Theo các chuyên gia nha khoa, có 7 loại khớp cắn được chia ra làm như sau:

phan-loai-khop-can
Phân loại khớp cắn

Cách phân loại khớp cắn đơn giản

  1. Khớp cắn chuẩn

khớp cắn chuẩn

Khớp cắn chuẩn hay khớp cắn trung tâm là chỉ những người có cung răng hàm đẹp, đều, không bị lệch lạc hôm, móm….Với những bạn sở hữu khớp cắn trung tâm, hàm răng thường đẹp, tương quan 3 phần mặt chuẩn nên không cần chỉnh khớp cắn mà cần tập trung vào chỉnh các vấn đề khác nếu có như răng thưa, răng xô lệch, răng chen chúc.

>>Xem thêm: Niềng răng 1 hàm có được không?

  1. Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược hay còn gọi là miệng bị móm có thể do xương, răng hay kết hợp cả hai gây ra nhưng hầu hết là do xương vì đặc điểm di truyền của chủng người châu Á thường tạo ra tình trạng này.

Khớp cắn ngược
  1. Khớp cắn “xuôi”

Trái với khớp cắn ngược, khớp cắn xuôi thường được gọi là bị hô vẩu. Những người bị hô vẩu thường bị hở nướu, miệng khó ngậm lại như người bình thường. Tình trạng này khiến nhiều người mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp với người xung qanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Khớp cắn xuôi
  1. Khớp cắn hở

Khớp cắn hở là tình trạng hai hàm bị hở, không khít lại với nhau. Nguyên nhân chủ quan thường được nhận định là do bệnh nhân từ nhỏ có thói quen đẩy lưỡi hay mút ngón tay, cắn bút… khiến khẩu hình bị biến dạng. Với tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn nhai thức ăn.

  1. Khớp cắn đối đầu

Là tình trạng giống với khớp cắn ngược nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Về bản chất, khớp cắn đối đầu là tình trạng của khớp cắn ngược ở mức độ nhẹ. Khiến bệnh nhân thường gặp khó khăn trong ăn nhai do mặt tiếp xúc của nhóm răng sau không chuẩn.

  1. Khớp cắn sâu

Là tình trạng khớp cắn dưới lọt thỏm và khuất sâu vào hàm trên. Răng hàm dưới không tiếp xúc nhiều với răng hàm trên. Nguyên nhân do răng hàm dưới mọc cụp vào trong hoặc xương hàm trên quá to và dài, xương hàm dưới quá nhỏ và ngắn.

  1. Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo biểu hiện rõ ở răng 2 hàm có sứ tiếp xúc chéo. Người bị nặng có thể gây méo, lệch cằm, còn nếu nhẹ hầu như không gây ảnh hưởng gì nên đây là trường hợp cũng không bắt buộc phải niềng răng.

Cách khắc phục tình trạng răng mọc sai lệch

Hiện nay, phương pháp điều trị răng mọc sai lệch đã rất phát triển. Tùy vào tình trạng mỗi người sẽ có những cách điều trị khác nhau như:

  • Bọc răng sứ thẩm mỹ: giúp điều chỉnh các loại sai lệch khớp cắn dạng nhẹ, đảm bảo mặt thẩm mĩ.
  • Niềng răng: Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp điều chỉnh răng và cung hàm về đúng vị trí chuẩn của nó, gương mặt trở nên hài hòa hơn.
  • Phẫu thuật hàm: Đây là phương pháp khắc phục triệt để nhất dành cho tình trạng khớp cắn lệch nặng do xương..

Trên đây là 7 cách phân loại khớp cắn mà bạn nên biết. Xác định được tình trạng răng miệng của mình sẽ giúp bạn sớm đưa ra được hướng điều trị phù hợp, nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp nhất.

Related posts