Khi nào nên niềng răng?

Niềng răng giúp bạn có được một khuôn mặt hài hòa, khuôn miệng xinh xắn để bạn cảm thấy tự tin hơn. Nhiều người có hàm răng không được như ý nhưng không biết khi nào nên niềng răng. Vậy dưới đây chính là giải đáp dành cho bạn!

Khi nào nên niềng răng?

khi-nao-nen-nieng-rang
Khi nào nên niềng răng?

 Nếu đang ở một trong những tình trạng sau bạn có thể thực hiện chỉnh nha niềng răng để sớm lấy lại nụ cười đẹp nhé:

  • Răng mọc chen chúc: Ngày nay tình trạng răng mọc nhiều, chen chúc không cần phải nhổ bỏ nữa, phương pháp niềng răng sẽ giúp bạn phục hồi khung xương hàm, giúp răng đều hàm trở lại.
  • Răng hô: rặng bị hô hàm trên, hô hàm dưới hay kết hợp cả hai đều có thể sử dụng phương pháp niềng răng để đưa hàm về đúng khớp cắn, cho khuôn miệng hài hòa với khuôn mặt.
  • Răng bị móm: được gọi là sai khớp cắn hạng 3 thường gặp ở người châu Á. Móm thường dẫn đến cắn ngược hoặc cắn đối đầu. Niềng răng sẽ giúp khắc
  • Răng bị lệch đường giữa: thường khuôn mặt ta sẽ được chia thành hai phần trái/phải và đường chia khuôn mặt gọi là đường giữa nhưng khi răng của bạn bị lệch hẳn sang một bên thì gọi là răng bị kệch đường giữa. Khi thực hiện niềng răng sẽ giúp cân đối xương hàm theo đúng đường giữa cho khuôn mặt được cân đối trở lại.
  • Hiện tượng cắn sâu: Là tình trạng răng cửa trên phủ răng cửa dưới quá mức gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai, rối loạn khớp thái dương nếu để quá lâu.
  • Răng cắn hở: tình trạng các răng không chạm nhau khi cắn khớp ở vị trí trung tâm. Cắn hở gây khó khăn khi ăn nhai, phát âm.
  • Thiếu răng bẩm sinh: Trường hợp này không phải không có, tình trạng thiếu răng cửa bên ở hàm trên và răng cối thứ hai thường hay gặp. Nếu thiếu răng bẩm sinh có thể tiến hành thăm khám để được điều trị.
  • Răng cửa, răng nanh mọc ngầm: bác sĩ sẽ gắn mắc cài để kéo răng về đúng vị trí.

Quy trình niềng răng khấp khểnh

khi-nao-nen-nieng-rang
Niềng răng thay đổi nụ cười

Nếu bạn đang ấp ủ dự đinh chỉnh nha có thể tham khảo quy trình thực hiện như dưới đây nhé:

  1. Bác sĩ thăm khám, tư vấn: Đầu tiên và luôn luôn trước khi bắt đầu mọi ca điều trị đều cần được thăm khám để xác định tình trạng răng miệng của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cũng như tư vấn về các loại niềng răng mắc cài phổ biến, chi phí để bạn có thể lựa chọn.
  2. Lên phác đồ điều trị: Sau khi thống nhất phương án lựa chọn bác sĩ sẽ tiến hành lập phác đồ mô phỏng quá trình dịch chuyển của răng, lấy dấu răng để chuẩn bị thiết kế mắc cài phù hợp.
  3. Thiết kế mắc cài: sau khi có dấu răng, sẽ tiến hành thiết kế mắc cài. Quá trình này thường mất khoảng vài ngày cho tới 1 tuần
  4. Thực hiện gắn mắc cài: sau khi mắc cài được thiết kế, bạn sẽ được thông báo quay lại phòng khám để tiến hành niềng răng.
  5. Tái khám định kỳ: Bạn cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình dịch chuyển của răng và có hướng xử lý kịp thời nếu có sai khác.
  6. Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì: Khi răng của bạn đã vào vị trí hoàn hảo, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài sau đó yêu cầu bạn sử dụng hàm duy trì để đảm bảo răng không di chuyển về vị trí cũ.

Trên đây là một số chia sẻ về niềng răng, khi nào nên niềng răng cũng như quy trình xử lý niềng răng khấp khểnh đúng chuẩn. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn!

Related posts