Bạn biết gì không? Nha chu chính là một tổ chức xung quanh răng gồm: nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi có chức năng chống đỡ răng, giúp răng chắc khỏe. Còn viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm như: viêm lợi, viêm nha chu phá hủy ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy đâu là dấu hiệu để biết bạn có bị viêm nha chu hay không và cách phòng ngừa ra sao?
Contents
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm nha chu
Để biết mình có gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng nha chu hay không bạn hãy kiểm tra xem những dấu hiệu dưới đây nhé. Thông thường , ở giai đoạn đầu của bệnh lý bạn sẽ rất khó để phát hiện, các triệu chứng sẽ phát ở các giai đoạn sau, cụ thể:
- Mảng bám ở hai bên kẽ răng và chân răng
- Lợi xuất hiện màu đỏ sẫm hoặc màu tím, bị sưng, căng phồng, dễ chảy máu.
- Răng đau nhức, cảm giác bị ê buốt.
- Nướu bị tụt, không bám chắc vào răng và cảm giác nướu bị mềm đi không còn cứng chắc như ban đầu.
- Xuất hiện hơi thở có mùi khó chịu.
- Xuất hiện mủ giữa răng và nướu răng
- Nướu chảy máu trong và sau khi đánh răng.
- Khi chạm vào nướu bạn cảm thấy đau.
>> Xem thêm: 4 bước làm sạch răng miệng tối đa chỉ với chỉ nha khoa
Viêm nha chu diễn ra như thế nào?
Qua trình diễn ra bệnh lý viêm nha thường trải qua những giai đoạn sau đây:
- Hình thành các mảng bám: Đây là vấn đề mà hầu hết chúng ta thường mắc phải, lý do là quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo để thức ăn tích tụ gây ra các mảng bám, hình thành cao răng. Ở giai đoạn này chúng ta chưa có cảm nhận gì về những dấu hiệu bất thường.
- Bắt đầu viêm nhiễm: Theo thời gian cao răng không được lấy đi sẽ khiến nướu bị tụt hoặc có dấu hiệm sưng phồng, dễ bị chảy máu khi có tác động nhẹ như đánh răng, xỉa răng…Đây là giai đoạn mà vi khuẩn đã sinh sôi rất nhiều và bắt đầu tấn công nha chu.
- Hình thành túi nha chu: hay còn gọi là túi mủ hình thành giữa răng và nướu có chứa vi khuẩn.
- Răng và ổ xương răng bị phá hủy: Giai đoạn này vi khuẩn phát triển rất mạnh gây viêm nhiễm, bắt đầu tấn công và phá hủy khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi tụt xuống, dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân gây ra viêm nha chu
Những thói quen sau đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nha chu:
- Vệ sinh răng miệng không sạch gây ra mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nướu răng.
- Không lấy cao răng theo định kỳ khiến nướu bị viêm, lâu ngày chuyển sang viêm nha chu.
- Hút thuốc lá.
- Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì.
- Hệ miễn dịch kém.
- Thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng đầu to và nhọn.
Cách phòng bệnh viêm nha chu
- Đánh răng hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ buổi tối. Nên dùng loại bàn chải mềm và phù hợp với răng miệng của mình.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả…để bổ sung vitamin giúp răng chắc khỏe
- Hạn chế các chất kích thích: bia, riệu, thuốc lá.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ hoàn toàn mảng bám.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng vào mỗi sáng/ tối.
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những vấn đề thường gặp trong bệnh lý viêm nha chu như các dấu hiệu viêm nha chu, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh. Hi vọng sẽ mang lại cho bạn những thông ti hữu ích! Và hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí khi bạn gặp về các vấn đề về răng miệng nhé!