4 nguy cơ bị tiêu xương hàm và cách khắc phục

4 nguy cơ bị tiêu xương hàm và cách khắc phục

Tiêu xương răng hay tiêu xương hàm là hiện tượng xương hàm bị hõm xuống tại vị trí răng bị mất. Quá trình này diễn ra lâu ngày sẽ khiến chức năng nhai suy giảm, mất thẩm mỹ và khó khăn trong việc trồng răng giả.

Những nguy cơ khi bị tiêu xương hàm

tieu-xuong-ham
Mất răng dẫn đến tiêu xương hàm


Một trong những nguy cơ khi xương hàm dần bị tiêu biến chúng sẽ khiến:

  • Nướu răng bị tụt hõm xuống làm má bị hóp, khiến khuôn mặt biến dạng trở nên già nua.
  • Xương hàm bị tiêu khiến việc phục hình răng như trồng răng implant trở nên khó khăn do không còn xương hàm để gắn trụ.
  • Tiêu xương hàm còn gây ra tình trạng di răng, tức là các răng trên và kế cận vùng tiêu xương lệch sang vị trí kế cận, làm răng bị xô lệch, dễ bị lung lay, gây mất thẩm mỹ và yếu hơn bình thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai nghiền thức ăn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Xương răng bị mất lâu ngày sẽ làm thay đổi kích thước của hàm. Dẫn đến trường hợp bị mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.

>> Xem thêm: 10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn nên biết

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Bạn có biết, lực nhai của răng chính là tạo ra sự kích thích lên xương để duy trì cho các tế bào xương ổn định? Điều này lý giải tại sao khi bị mất răng lực nhai không còn tác động lên xương hàm nữa, không còn lực tác động cơ học nên dần dần xương hàm sẽ bị tiêu đi.

Trung bình sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ bị giảm dần đi. Tuy nhiên, tốc độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và cơ địa của mỗi người. Rất khó để nhận biết bằng mắt thường ở giai đoạn đầu, chỉ đến khi khi tình trạng nướu bị teo, má hóp thì mới thấy rõ nhất.

tieu-xuong-ham
Xương hàm bị tiêu biến

Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng tiêu xương hàm

  • Để hạn chế tình trạng này mỗi người nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thất tốt để răng được hắc khỏe, đồng thời nên lấy cao răng định kỳ để bảo vệ nướu không bị cao răng xâm lấn gây chảy máu, sụt lợi, làm răng dễ bị lung lay, chân răng yếu.
  • Sau khi bị mất răng nên tiến hành trồng răng giả càng sớm càng tốt để ngăn chặn quá trình tiêu xương răng cũng như việc phục hình được dễ dàng hơn, ít tốn kém chi phí điều trị hơn.

+ Công nghệ trồng răng tiến tiến nhất hiện nay là trồng răng implant, ghép xương răng. Trong đó trồng implant là giải pháp tối ưu nhất cho người bị mất một răng thậm chí mất răng toàn hàm. Bằng phương pháp trồng răng Implant sẽ thay thế chân răng thật đã mất, để duy trì lực nhai lên xương hàm. Ngăn chặn tình trạng tiêu xương, trồi răng, viêm nha chu và một số hậu quả khác do việc mất răng gây ra.

+ Phương pháp ghép xương là một kĩ thuật được các bác sĩ sử dụng để duy trì thể tích xương ngay sau khi nhổ răng hoặc tăng thể tích xương ổ răng nếu mất răng đã lâu. Xương ghép có thể được lấy từ chính cơ thể của mình hoặc là xương nhân tạo. Thể tích xương tăng lên tạo thuận lợi cho việc đặt Implant tức thì hoặc về sau nhằm thay thể cho răng đã mất.

Trên đây là một số kiến thức về tình trạng nha khoa tiêu xương hàm, hi vọng chúng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy gọi về cho nha khoa Mai Hùng Group để được tư vấn miễn phí nhé!

Related posts