Có nên lấy cao răng thường xuyên không? Độ tuổi nào có thể lấy cao răng? Bạn đang băn khoăn không biết nên làm thế nào hãy để chúng tôi hướng dẫn cho bạn những bước nhỏ nhất trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé!
Contents
Cao răng là gì? Cao răng có mấy loại?
Cao răng hay còn gọi là vôi răng là những mảng bám thức ăn lâu ngày kết dính vững chắc trên bề mặt răng và kẽ răng do phản ứng của hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt. Những mảng bám này không thể làm sạch được bằng kem đánh răng thông thường hay chỉ nha khoa mà cần phải dùng đến các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Trong y khoa, cao răng được chia thành hai loại gồm: cao răng thường và cao răng huyết. Nếu bạn thấy cao răng có màu nâu đỏ thì đó chình là cao răng huyết. Cao răng huyết hình thành khi lợi bị viêm chảy máu, máu ngấm vào cao răng thông thường và tạo nên màu nâu đỏ.
Có nên lấy cao răng thường xuyên không?
Theo bác sĩ Hùng – CK Răng Hàm Mặt: “Thông thường chúng ta chỉ nên lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần, 1 năm có thể lấy hai lần. Không nên lấy cao răng nhiều hơn dưới mức thời gian đó vì sẽ không có lợi cho men răng. Ngoài ra, cao răng cũng không dễ hình thành trong một thời gian ngắn như vậy được”. Bạn nhớ nhé, mỗi năm lấy cao răng định kỳ hai lần sẽ giúp chúng ta có một nụ cười khỏe đẹp, tự tin hơn.
Trẻ bao nhiêu tuổi có thể lấy cao răng được?
Cũng theo bác sĩ Hùng “Đối với trẻ em, không có quy định về độ tuổi thích hợp để lấy cao răng mà cần dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi bé để có hướng điều trị an toàn nhất”. Ở độ tuổi này, trẻ dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, vôi răng…do thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm gây hại cho răng đồng thời trẻ chưa có khả năng vệ sinh răng miệng sạch sẽ như người lớn. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát và đưa trẻ thăm khám khi có vấn đề về răng miệng.
Những nguy hại của cao răng đối với sức khỏe răng miệng bạn nên biết
Bạn có biết, cao răng để lâu năm có thể gây ra những nguy hại sau không?
- Gây chảy máu chân răng, viêm sưng, áp xe nướu lợi
- Khiến miệng có hơi thở nặng mùi
- Làm hại cho men răng
- Gây viêm nha chu, tụt lợi và có thể dẫn đến rụng răng
Lấy cao răng có đau không?
Chúng tôi hiểu rằng có thể bạn cảm thấy sợ khi đưa các dụng cụ tác động vào răng miệng của mình có thể gây đau đớn. Trước đây, khi kỹ thuật cao răng chưa phát triển các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ cầm tay dùng lực để lấy cao nên có thể gây chảy máu và có đau. Tuy nhiên, hiện nay bạn không phải lo sợ những vấn đề đó nữa.
Với kỹ thuật lấy cao răng mới, sử dụng máy móc hiện đại chỉ tác động vào mảng bám cao răng mà không gây tổn thương cho lợi và răng. Vì vậy, việc lấy cao răng trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều, bạn sẽ không còn cảm thấy đau buốt như trước đây nữa.
Tại phòng khám nha khoa Mai Hùng hàng ngày tiếp nhận rất nhiều ca khác nhau có vấn đề về răng miệng và đều được xử lý hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi vinh hạnh là địa chỉ đã và đang được nhiều khách hàng đánh giá cao bởi sự chuyên nghiệp và uy tín trong việc xử lý các vấn đề về răng.
Với bài viết “có nên lấy cao răng thường xuyên không”chia sẻ này chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ sớm biết được tình trạng răng miệng của mình và biết đưa ra hướng xử lý hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp các vấn đề về miệng như cao răng, sâu răng….hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!